Tòa Thánh Tây Ninh

Vị trí đặc biệt của Tòa Thánh Tây Ninh

Tòa Thánh Tây Ninh là công trình tôn giáo quan trọng của đạo Cao Đài. Tòa Thánh tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, cách thành phố Tây Ninh khoảng 4 km về hướng Đông Nam và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Nếu đạo Cao Đài ra đời cuối năm 1926 tại Tây Ninh thì hơn 20 năm sau, Tòa Thánh Tây Ninh được khánh thành. Ban đầu, tòa thánh được khởi công xây dựng từ năm 1933. Nhưng vì quá trình thi công bị gián đoạn nên đến tận năm 1955 mới hoàn thành công trình. Trong khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh có khoảng 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ và được xây dựng dần trong vòng 14 năm. Những con đường thênh thang trong khuôn viên tòa thánh rộng hơn một km2 có sự liên kết chặt chẽ với các kiến trúc khác.

Tòa Thánh Tây Ninh là công trình tôn giáo nổi bật của tỉnh Tây Ninh.

Tòa Thánh có kiến trúc nổi bật, mang màu sắc tươi sáng giữa không gian rộng lớn.

Từ khi hoàn thành đến nay, hàng năm Tòa Thánh Tây Ninh đón hàng ngàn lượt du khách tới tham quan, chiêm bái công trình cực kì độc đáo này.

Tòa Thánh Tây Ninh – Công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo

Tòa thánh Tây Ninh là một tổ hợp công trình được xây dựng trên diện tích gần 12 km2, rộng khoảng hơn 2.000 m2, nổi bật với hai lầu chuông và trống cao khoảng 25 m. Tòa Thánh Tây Ninh có hàng rào bao bọc xung quanh và bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ như: Tòa Thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Tòa Thánh dài khoảng 100 m và có đến 12 cổng. Tất cả các cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen. Trong đó, cửa Chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu. Chỉ trong những dịp lễ lớn hoặc các sự kiện đặc biệt như đón tiếp nguyên thủ các quốc gia hay lãnh đạo các Tôn giáo khác thì cửa Chánh môn mới được mở. Phía bên ngoài tòa nhà có 2 tháp cao 36 m. Đặc biệt công trình này được xây dựng bằng xi măng cốt tre. Đây là điểm độc đáo khiến nhiều du khách du lịch Tây Ninh rất thích thú khi phát hiện ra.

Toàn cảnh khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh nhìn từ trên cao.

Một địa điểm du lịch ý nghĩa với giới trẻ.

Lần đầu đặt chân vào khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được không gian thoáng đãng nhưng vô cùng mát mẻ, trong lành, khác hẳn không khí oi bức bên ngoài. Đó là vì phía trước công trình chính của Tòa Thánh là hai khu vườn rậm rạp có diện tích lớn. Trong vườn có những cây dầu, cao su… cổ thụ trồng từ giai đoạn trước khi công trình này được xây dựng. Theo ban quản lý khu di tích thì hiện nay cả hai khu vườn đều rào kín để đảm bảo an toàn cho du khách và những con thú trong đó.

Phía trước công trình chính của Tòa Thánh là hai khu vườn rậm rạp với nhiều cây cổ thụ tỏa bóng xanh mát.

Tòa Thánh Tây Ninh không chỉ là địa danh mang ý nghĩa tôn giáo lớn mà còn là điểm du lịch nổi tiếng.

Về mặt tổng thể Tòa Thánh Tây Ninh mang hình tượng Long Mã bái sư. Phần mặt tiền Tòa Thánh có hình dạng như đầu Long Mã hướng thẳng về phía Tây. Hai lầu chuông và trống lại vươn lên trời xanh như hai sừng nhọn. Tòa nhà lầu với tầng trệt nằm giữa lầu chuông và lầu trống là có tên  gọi là Tịnh Tâm Đài. Nơi này có hình dáng như miệng Long Mã đang mở ra với khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối cùng của Đền Thánh chính là phần đuôi của Long Mã.

Đây cũng là điểm đến yêu thích của giới trẻ khi đến Tây Ninh.

Bên ngoài được xây dựng và thiết kế khá công phu, phía bên trong của Tòa Thánh cũng được tạo hình và mang kiến trúc vô cùng độc đáo. Hai hàng cột phía trong Tòa Thánh Tây Ninh được chạm trổ hình rồng với nhiều màu sắc rực rỡ. Một điểm độc đáo là phần nền Tòa Thánh có 9 cấp được gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, Ở mỗi cấp sẽ có một đại diện tương đương với một phẩm cấp.

Hai hàng cột rồng, sơn xanh, đỏ, trắng nổi bật bên trong Tòa Thánh, trên trần nhà trang trí hình ảnh 9 khoảng trời mây và sao.

Nổi bật nhất là quả cầu lớn tượng trưng cho cả vũ trụ với Thiên Nhãn nằm phía trước. Thiên Nhãn là biểu tượng của đạo Cao Đài với hình một con mắt trái nằm trong hình tam giác, tượng trưng cho Thượng đế. Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn bao gồm hơn 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu). Ngoài ra, đạo Cao Đài còn thể hiện tinh thần hòa hợp văn hóa Đông – Tây và các tôn giáo khác ở việc thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Bà Quan Âm… Những hình ảnh này được khắc họa rất nhiều trên các công trình hay các chi tiết trang trí quanh Tòa Thánh, nhất là cửa chính. Khu vực chính điện này không cho phép khách du lịch vào chính giữa để tham quan hay chụp ảnh mà chỉ có thể nhìn chính điện từ hai bên.

Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao.

Một số lưu ý khi tới Tòa Thánh Tây Ninh

Du khách có thể tới tham quan Tòa Thánh Tây Ninh vào bất kì giờ nào trong ngày nhưng nên chọn giờ hành lễ (thường là 12h trưa) của Tòa Thánh. Đây là thời điểm để mọi người chiêm ngưỡng toàn bộ nghi thức trang trọng của đạo hữu Cao Đài. Bên cạnh đó, khách có thể lên tầng trên của tòa nhà chụp toàn cảnh bên trong của khu vực chính.

Về thời gian thích hợp nhất đế ghé thăm Tòa Thánh Tây Ninh: bạn có thể đến Tòa Thánh vào bất kỳ ngày nào hay mùa nào trong năm nhưng vào mùng 9 tháng Giêng và rằm tháng Tám âm lịch hàng năm là khoảng thời gian diễn ra hai lễ hội lớn nhất của Tòa thánh. Đây là những ngày nhộp nhịp nhất trong năm ở Tòa Thánh vì rất nhiều khách thập phương đến chiêm bái và tham quan.

Tòa Thánh được mệnh danh là một trong 5 điểm chụp ảnh đẹp nhất Tây Ninh.

Khi vào tham quan Thòa Thánh, du khách phải tuân theo quy định nam đi cửa bên phải, nữ vào cửa bên trái.

Một điểm lưu ý là du khách chỉ có thể được vào Đại Điện từ hai bên cửa, nam vào bên của bên phải, nữ đi cửa phía bên trái.

Khi vào tham quan, hành hương tại Tòa Thánh Tây Ninh, bạn phải nhớ không được mang giày dép, giữ vệ sinh chung và không gây ồn ào, tuân theo hướng dẫn của các thầy, đi đúng cửa quy định, và nhớ không chụp ảnh ở những vị trí không được cho phép nhé.

Tòa Thánh đạo Cao Đài là công trình tôn giáo lớn nhất tỉnh Tây Ninh.

Nếu có dịp ghé thăm Tây Ninh thì bạn đừng quên ghé thăm Tòa Thánh Tây Ninh để có cơ hội tham quan, tìm hiểu công trình có kiến trúc cực kì đặc biệt này cũng như để biết thêm về đạo Cao Đài – tôn giáo đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ nước ta.

Comments (0)
Add Comment